Mẫu xe nào mang thiết kế đẹp nhất và xấu nhất theo góc nhìn khoa học?

{tocify}

Thẩm mỹ là trù cảm nhận, tức là mang nặng tính chủ quan. Điều đó có nghĩa là mỗi người sẽ nhìn nhận cái đẹp theo một cách rất riêng. Bỏ qua những yếu tố xấu, đẹp về cảm quan, tỷ lệ vàng 1,618 được dùng để xác định xem dòng xe nào tuân thủ nhất công thức này.

Thẩm mỹ của mỗi người sẽ khác nhau, điều này hoàn toàn đúng khi nói về bất cứ thứ gì, từ những tạo vật của tự nhiên cho tới các sản phẩm của con người. Những chiếc ô tô cũng không phải là ngoại lệ. Và với một chiếc xe nhất định, sẽ có những ý kiến trái chiều khi người bảo đẹp, người nói không. Thế nhưng, tạp chí Car Wow lại đưa ra một góc nhìn khác khi công thức hóa cách đánh giá về cái đẹp. Bằng chứng là mới đây, tạp chí này đã đưa ra một bản danh sách những mẫu xe xấu và đẹp nhất trong 10 năm qua, dựa trên một phương trình toán học.
Mercedes-Benz GLC 63 AMG Coupe 2019
Mercedes-Benz GLC 63 AMG Coupe 2019
Mới nghe qua thì mọi thứ có vẻ rất vô lý. Nhưng nếu đọc kỹ thì cái lý dần dần được sáng tỏ. Theo đó, Car Wow đã nhắc đến cái gọi là tỷ lệ vàng (golden ratio) hay còn có tên gọi khác là số Phi – 0,618 (tất nhiên là ở phía sau là một dãy số dài vô hạn). Ở thời kỳ cổ đại, đây là một con số thần thánh gắn liền với công thức ‘1/Phi = Phi + 1’.

Trước nay, "tỷ lệ vàng" 1,618 (tỷ lệ giữa đại lượng lớn hơn và đại lượng bé hơn theo cùng hệ quy chiếu) được coi là một trong những cơ sở khoa học để xác định vẻ đẹp trong ngành thiết kế. Nếu trên một công trình, càng có nhiều tỷ lệ vàng, thì càng dễ đạt được tiêu chuẩn cái đẹp. Ví dụ như hình chữ nhật được coi là vàng khi tỷ lệ giữa hai cạnh bằng với hằng số Phi. Thế nên, rất nhiều công trình kiến trúc cổ, các tác phẩm nghệ thuật hay thậm chí là sách vở đã được tạo ra theo tỷ lệ nói trên. Trong tự nhiên, có những tạo vật ẩn chứa số Phi, ví dụ như lá cây. Thậm chí, nhà tâm lý học người Đức Adolf Zeising từng tuyên bố rằng tỷ lệ vàng là một quy luật của vũ trụ.
Ford Kuga Vignale 2016
Ford Kuga Vignale 2016
Tất nhiên, với nghệ thuật, mọi con số chỉ là tương đối. Việc một chiếc xe xấu/đẹp không chỉ phụ thuộc vào con số khô cứng, mà còn bởi hợp xu hướng, gu thẩm mỹ của từng đối tượng khách hàng. Nhưng nếu có thể tiến tới tỷ lệ vàng, đó là một chỉ dấu giúp nhà thiết kế dùng làm cơ sở.
Range Rover 2017
Range Rover 2017
Để tiến hành xác định thứ bậc về tính thẩm mỹ của những chiếc xe theo tỷ lệ vàng, Car Wow của Anh đã dày công phân tích những bức ảnh của hơn 600 mẫu xe đã ra mắt trong vòng một thập kỷ vừa qua. Cụ thể hơn, tạp chí này tập trung xác định những điểm chung của chúng, ví dụ như đèn pha, lưới tản nhiệt hay gương chiếu hậu, thân xe... để xác định các dòng xe đẹp-xấu theo tỷ lệ vàng. Kết quả như sau:

Top 10 xe ô tô có thiết kế đẹp nhất (gần nhất với tỷ lệ vàng)
  • 1. 2016 Smart ForTwo Cabrio (98,83%).
  • 2. 2011 VW Up (98,62%).
  • 3. 2016 Vauxhall Mokka (98,57%).
  • 4. 2019 Toyota Corolla (98,56%).
  • 5. 2013-2017 Nissan Micra (98,55%).
  • 6. 2018 Suzuki Swift Sport (98,45%).
  • 7. 2016 VW Tiguan (98,45%).
  • 8. 2013 SEAT Leon (98,44%).
  • 9. 2018 VW Up (98,43%).
  • 10. 2016 SsangYong Tivoli XLV (98,43%).
Smart ForTwo Cabrio 2016
Smart ForTwo Cabrio 2016
Top 10 xe ô tô có thiết kế xấu nhất (xa nhất với tỷ lệ vàng)
  • 1. 2013 Ford Fiesta ST (34,31%).
  • 2. 2019 Mercedes-Benz GLC 63 AMG Coupe (35,25%).
  • 3. 2012 Audi A1 Sportback (35,48%).
  • 4. 2015 Audi RS7 Sportback (35,54%).
  • 5. 2016 Ford Kuga Vignale (36,44%).
  • 6. 2013 Ford B-Max (36,89%).
  • 7. 2015 Audi S3 Sedan (37,08%).
  • 8. 2013 BMW 3 Series Touring (38,12%).
  • 9. 2016 Ka+ (41,79%).
  • 10. 2017 Range Rover (42,07%).

Theo Diệu Lam (Khám Phá)

top

TOP